CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC LISTENING HIỆU QUẢ

0
2789

Nhiều bạn thắc mắc là tại sao nghe mãi, nghe mãi mà không lên? Có bạn trả lời là nên tập chép chính tả, có bạn nói là nên học phát âm. Mỗi bạn 1 phương pháp. Tuy nhiên mình nghĩ như sau:

Quá trình nghe đòi hỏi bạn phải:

1 – NGHE ĐƯỢC TỪ
2 – HIỂU ĐƯỢC Ý

1- Nghe được từ = bạn nghe nhiều các nguồn tiếng Anh và có thể là tập chép chính tả nữa, như vậy sẽ giúp bạn có thể đảm bảo việc bắt được từ trong IELTS listening. Quá trình này không dễ, nhưng cũng không khó. Cứ luyện tập kiên trì là được.

2- Hiểu được ý = Đảm bảo việc lúc nghe hiểu được thông tin họ nói gì.

Phần này khó hơn, 1 nguyên nhân lớn là do những thông tin trong bản thân bài thi IELTS listening là khá xa lạ với nhiều bạn, thậm chí là các bạn đã thi IELTS. Ví dụ như những trao đổi trong 1 bài nói chuyện về địa chỉ, postal code (mã bưu chính) thì chắc hẳn rất quen thuộc với người bản địa hoặc các bạn du học sinh, nhưng ở Việt Nam thì chưa. Hay như ở section 3 có nhiều cuộc đối thoại về các vấn đề ở giảng đường, trao đổi về assignment, essay, v.v… thì không xa lạ với các bạn học trong môi trường quốc tế, nhưng với nhiều bạn ở Việt Nam thì có thể còn mới.

Bằng chứng là nếu dịch nguyên 1 bài listening sang tiếng Việt thì cũng có thể thấy các thông tin được đưa ra khác cách mà các thầy cô ở Việt Nam mình đưa ra lúc cho học sinh làm bài tập như thế nào. Một bên (như mình học ở 1 đại học khối kỹ thuật ở VN – không biết các bạn trường khác thế nào) là đọc, chép, đến khi làm bài tập lớn cũng chỉ có đề bài và hướng dẫn chung cho cả lớp, nhiều lúc bài làm mang tính râp khuôn. Một bên (ở UK) là làm bài tập theo nhóm, thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu sách vở ở thư viện để trình bày quan điểm cá nhân mình. Như vậy, khó khăn trong việc hiểu nội dung trong các bài  Listening xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, lối sống phương pháp học tập, cách nói chuyện & trao đổi thông tin v.v…

-> Lời khuyên của mình là nên ĐỌC TRANSCRIPT, đảm bảo thật hiểu transcript. Nếu bạn đang đọc đến 1 đoạn nào đó không hề có từ mới nhưng phải dừng lại vì không hiểu ý của người nói là gì thì rất có thể bạn đang đối mặt với 1 trong những vấn đề mà mình kể trên. Cơ bản là cần đọc transcript đến khi mà các nội dung trong bài đọc không còn xa lạ với bạn nữa, bạn đọc mà không phải dừng để hiểu ý nữa.

Nói thế không có nghĩa là đọc transcript của các sách mới như Cambridge IELTS 11,12 vì có rất nhiều nguồn transcript của các sách IELTS khác có các chủ đề tương tự mà các bạn có thể tham khảo. Với học sinh mình thì mình thường khuyên làm khoảng 2 test trong mỗi quyển trên, các test còn lại để khoảng 2 tháng trước khi thi mới làm. Lý do vì sách Cambridge là bộ sách sát đề thi thật nhất nên các cuốn mới này không nên làm ngay trong lúc luyện. Có thể tiến hành làm trước Cambridge 8,9,10. Hoặc nếu muốn đọc transcript “chay” có thể đọc các cuốn cũ hơn 4,5,6,7. Chắc chắn sau 1 thời gian đọc và phân tích transcript, không chỉ listening mà có thể là cả speaking cũng tốt lên vì bạn biết thêm nhiều cách diễn đạt “native”. Một examiner IDP cũng đồng ý với mình là phần transcript này cũng rất tốt cho speaking.

Bên cạnh đó, các bạn lựa chọn nguồn nghe tiếng Anh là audio ngắn, hay video tiếng Anh sẽ giúp bạn mở rộng nguồn nghe tiếng Anh được tốt nhất nhé!

Các bạn có thể tham khảo thêm những tài liệu TOEIC khác:

 Ngoài ra, kỹ thuật làm bài thi cũng rất quan trọng. Hy vọng mình sẽ có điều kiện chia sẻ các kỹ thuật này vào một dịp khác.

Xem thêm các bài viết khác tại: Anh Ngữ Ms Hoa

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here